Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, chính phủ nhiều quốc gia đã thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội để làm giảm quy mô lây lan của virus. Tính đến ngày 22/4, hơn 1/3 dân số thế giới đang phải ở nhà và tránh tụ tập đông người. Hàng loạt ngành như du lịch và dịch vụ đã tạm dừng hoạt động, kéo nền kinh tế thế giới đi xuống.
Tuy nhiên, chính sự vắng mặt của con người trong thời điểm này lại tạo cơ hội để thiên nhiên được nghỉ ngơi và hồi phục. Những thay đổi về mức độ ô nhiễm, chất lượng không khí, cũng như sự hồi sinh của thế giới tự nhiên đã bắt đầu xuất hiện trong vài tháng qua, kể từ khi dịch bệnh xuất hiện lần đầu tại Vũ Hán (Trung Quốc).
Ô nhiễm không khí ở Trung Quốc giảm đáng kể
Ảnh: NASA
Khi dịch Covid-19 bùng phát, Vũ Hán là nơi đầu tiên bị phong tỏa, sau đó là toàn bộ tỉnh Hồ Bắc vào ngày 29/1. Không lâu sau đó, nhiều tỉnh, thành phố khác tại Trung Quốc cũng áp dụng biện pháp này để ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.
Theo hình ảnh từ vệ tinh của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu, tình trạng ô nhiễm không khí tại đất nước tỷ dân này đã giảm đáng kể trong tháng 2/2020.
“Đây là lần đầu tiên tôi thấy sự sụt giảm đáng Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog kể thế này trên diện rộng trong một khoảng thời gian cụ thể”, Fei Liu - chuyên viên nghiên cứu chất lượng không khí tại NASA - nhận xét. “Tôi không ngạc nhiên lắm, vì rất nhiều thành phố tại Trung Quốc đã bị phong tỏa để chống dịch.”
Lượng khí NO2 giảm mạnh ở châu Âu
Nồng độ khí NO2 đã giảm đáng kể tại châu Âu kể từ khi các quốc gia áp dụng lệnh phong tỏa. (Ảnh: ESA)
Ảnh từ vệ tinh Copernicus Sentinel-5P cho thấy mức độ ô nhiễm không khí tại Ý đã giảm đáng kể. (Ảnh: ESA)
Dữ liệu từ vệ tinh Copernicus Sentinel-5P của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã cho thấy sự sụt giảm mạnh lượng khí NO2 tại nhiều thành phố trong tuần qua.
NO2 (nitrogen dioxide) là một loại khí được thải ra từ các nhà máy điện, xe hơi và các khu công nghiệp. Nó có thể được tìm thấy trong bầu khí quyển Trái Đất và gây ra những thay đổi về đặc điểm thời tiết cũng như tác động xấu đến sức khỏe con người.
Từ 13/3 đến 13/4, nồng độ NO2 đã giảm tới 45% so với năm ngoái tại Madrid (Tây Ban Nha), Milan và Rome (Ý). Thủ đô Paris (Pháp) cũng chứng kiến mức giảm 54% trong các tháng qua, so với cùng kỳ năm 2019.
Tiếng ồn giảm, Trái Đất bớt rung lắc hơn
Theo dữ liệu từ Đài thiên văn Hoàng gia Bỉ, “tiếng ồn văn hóa” - tổng hợp của mọi loại tiếng ồn sinh ra từ cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của con người - đã giảm xuống kể từ khi các thành phố tiến hành biện pháp phong tỏa. Nhờ vậy, các cơn rung động địa chấn do loại tiếng ồn này gây ra cũng đã giảm tới 1/3, giúp nghiên cứu hoạt động núi lửa, động đất trở nên dễ dàng hơn.
Theo Andy Frassetto - một nhà nghiên cứu địa chấn học tại Viện Nghiên cứu Địa chấn Washington (Mỹ), nếu lệnh phong tỏa tiếp tục kéo dài, các máy dò tìm dư chấn động đất có thể sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
“Bạn sẽ thu được tín hiệu với ít tiếng ồn hơn, nhờ vậy sẽ thu được nhiều thông tin hơn về những sự kiện này”, ông nói.
Kênh đào tại Venice sạch đến mức có thể nhìn thấy cá bơi lội dưới nước
Sau khi Ý tuyên bố phong tỏa toàn quốc, các kênh đào ở Venice trở nên trong xanh hơn bao giờ hết. Theo những bức ảnh chụp lại vào tháng 3, mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy tảo biển ở phía dưới kênh đào, cũng như cảnh cá và thiên nga bơi lội trong nước.
Theo Thống đốc Luigi Brugnaro, nước tại Venice trở nên trong hơn vì “hoạt động giao thông trên mặt nước diễn ra ít hơn, cho phép các trầm tích ở lại dưới đáy”.
Động vật quay trở về môi trường sống và các khu vực mà con người thường xuyên qua lại
Gấu đen đang trèo cây trong Công viên Quốc gia Yosemite (Ảnh cắt từ clip)
Khoảng 95% diện tích Công viên Quốc gia Yosemite tại Mỹ được xác định là vùng hoang dã. Nơi này đón 4 triệu du khách/năm, đặc biệt là vào đầu xuân khi gấu bắt đầu thức dậy khỏi kỳ ngủ đông. Điều này vô tình đã gây khó khăn cho gấu trong việc tìm kiếm thức ăn.
Tuy nhiên, kể từ khi Công viên Yosemite đóng cửa vào ngày 20/3, 300-500 chú gấu đen đã được nhìn thấy “với tần suất thường xuyên hơn mọi khi”. Linh miêu Mỹ cũng xuất hiện trong các khu nhà quản lý bỏ trống. Thậm chí, loài chó sói đồng cỏ Bắc Mỹ còn thoải mái đi qua đường mà không bị con người làm phiền.
“Số lượng gấu đã tăng gấp 4 lần”, Dane Peterson - nhân viên vườn thú - cho biết.
Dê núi lang thang trên đường phố LLandudno vào ngày 31/3 tại Wales. (Ảnh: Christopher Furlong/Getty)
Hươu đổ ra đường chơi tại phía Tây London (Anh).
Lợn rừng băng qua phố phường ở Haifa, miền Bắc Israel vào ngày 16/4. (Ảnh: REUTERS/Ronen Zvulun)
Người dùng Facebook Andrew Thomas đã bắt gặp những chú cứu "xâm chiếm" một cửa hàng McDonald's tại Wales vào ngày 18/4.
11 con rùa biển da lưng quý hiếm mới sinh được nhìn thấy trên bãi biển tại Phuket (Thái Lan) trước khi quay trở về đại dương vào hôm 27/3. Đây là số lượng rùa biển lớn nhất từng được ghi nhận tại đây trong 20 năm, theo Trung tâm Sinh học Hải dương Phuket.
Tại các quốc gia khác trên thế giới, các loài động vật cũng lần lượt quay trở về nơi sinh sống tự nhiên hoặc tràn ra những nơi con người vẫn thường xuyên qua lại.
Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, dãy Himalaya có thể nhìn thấy từ xa
Dãy Dhauladhar thuộc Himalaya được nhìn thấy ở khoảng cách 200km tại Ấn Độ. (Ảnh: Diksha Walia)
Từ ngày 24/3, Ấn Độ đã phong tỏa toàn quốc trong vòng 3 tuần để hạn chế sự lây lan của Covid-19
Nhiều người dân sống ở phía Bắc bang Punjab cho biết, biện pháp này đã làm giảm mức độ ô nhiễm không khí, nhờ vậy họ có thể nhìn thấy dãy Himalaya từ xa lần đầu tiên trong ít nhất 3 thập kỷ.
Nghi ngờ virus SARS-CoV-2 bắt nguồn từ dơi, Trung Quốc tạm thời nghiêm cấm việc mua bán và tiêu thụ động vật hoang dã
Một góc chợ hải sản Hoa Nam trước khi bị đóng cửa.
Ngay sau khi thông tin virus SARS-CoV-2 có thể bắt nguồn từ chợ hải sản truyền thống Hoa Nam, Trung Quốc đã tuyên bố cấm mọi hoạt động mua bán động vật hoang dã tại các chợ.
Trước khi bị đóng cửa vào ngày 1/1, chợ hải sản Hoa Nam là nơi buôn bán các loài động vật hoang dã như sói con, cầy hương, dơi… để phục vụ cho nhu cầu ăn uống.
Vào ngày 24/2, Trung Quốc đã cấm hoàn toàn việc buôn bán và tiêu thụ trái phép động vật hoang dã.
Thiếu vắng con người, các bãi biển trở nên sạch hơn, nước cũng trong xanh hơn
Bãi biển Miami trong xanh đến mức Louis Aguirre phải thốt lên: "Đây không phải là Ca-ri-bê hay Bahamas. Đây là Miami".
Các bãi biển và những nơi đông người qua lại được cho ít ô nhiễm hơn kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
Phóng viên Louis Aguirre của đài WPLG Local 10 tại Miami (Mỹ) đã đăng tải những bức ảnh chụp bãi biển vắng bóng người. Theo ông, màu sắc và độ trong của bãi biển thật “đáng kinh ngạc”.
Mike Ruiz - một người dân sinh sống tại bang Florida (Mỹ) - bày tỏ: “Nước biển trong vắt, xanh màu neon. Bạn có thể nhìn xuyên qua nước xuống tận đáy. Tôi chưa thấy màu nước nào xanh đến vậy trong những năm quay phim tại đây”.
(Theo BI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét